Dropshipping là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Drop Ship

Gần đây thuật ngữ Drop Shipping được sử dụng rất nhiều nhưng có vẻ không phải ai cũng biết nó là gì phải không?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về khái niệm drop ship và những lợi ích mà nó mang lại trong buôn bán và kinh doanh nhé.

Dropshipping là gì?
Drop Shipping (hay Drop Ship) là một thuật ngữ tiếng Anh để ám chỉ phương thức bán lẻ mà bên bán không cần có sẵn các sản phẩm trong khi. Thay vào đó, khi bán sản phẩm theo mô hình dropshipping, họ sẽ mua hàng từ bên thứ 3 và bên thứ 3 này sẽ trực tiếp giao hàng cho khách, bên bán không cần phải xử lý trực tiếp sản phẩm. Đây là một mô hình kinh doanh nổi tiếng trên thế giới. Có thể nói, dựa theo mô hình này, bên bán sẽ ăn lợi nhuận từ đối tác.

Mô hình kinh doanh Dropshipping (Nguồn ảnh: ShopMaster)

Rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng áp dụng mô hình này, điển hình như công ty máy tính Dell, họ mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới.

So với các mô hình bán lẻ khác, Dropshipping khác biệt ở việc người bán hàng không cần kho để lưu trữ hàng hóa, họ mua hàng tồn từ bên thứ 3 (có thể là những người bán buôn hay nhà cung cấp) và ăn theo % sản phẩm.

Vậy hình thức kinh doanh bán lẻ này có những lợi ích và hạn chế như nào?

Lợi ích từ mô hình Drop Shipping
Drop Ship là mô hình kinh doanh tuyệt vời dành cho những bạn có tham vọng bắt đầu làm giàu vì nó dễ dàng thực hiện.Với mô hình này, bạn sẽ có thể nhanh chóng thử nghiệm nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau và tìm thấy những hạn chế của chúng. Điều này giúp bạn học được nhiều điều về cách lựa chọn và tiếp thị sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số ưu điểm của mô hình này.

1. Không cần nhiều vốn
Bạn sẽ không cần phải đầu tư vài chục triệu ôm hàng về và để chúng tồn kho mà có thể bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử. Do vậy, bạn sẽ không cần quá nhiều vốn để kinh doanh.

Thông qua mô hình Dropshipping, bạn không cần phải nhập sản phẩm về trừ khi hàng bạn đăng bán đã được khách hàng thanh toán thanh toán. Bạn không cần đầu tư mua hàng về, bạn có thể bắt đầu tìm các nguồn cung ứng sản phẩm và khởi động hành trình kinh doanh với chỉ một chút tiền.

Và vì bạn không phải bỏ quá nhiều vốn nên bạn cũng sẽ ít gặp phải các rủi ro hơn, đặc biệt là về tài chính.

2. Dễ dàng bắt đầu
Bạn sẽ dễ dàng hơn với việc triển khai trên thương mại điện tử so với việc bắt đầu một công ty hay đại lý kinh doanh sản phẩm, bạn không cần lo lắng về sản phẩm vật lý cũng như một số yếu tố bên dưới:

Việc thuê và quản lý kho chứa hàng hóa
Việc đóng gói và vận chuyển đơn hàng
Không cần lo phải theo dõi hàng tồn kho và kế toán
Không lo hàng trả lại và hàng được gửi tới
Có thể liên tục đặt hàng mà không lo cháy hàng
3. Chí phí đầu tư thấp
Bởi lẽ bạn không cần phải thuê cửa hàng, sẽ không tốn tiền mặt bằng cửa hàng hay kho hàng, chi phí quản lý hàng hóa nên nói chung có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư đáng kế.

Trên thực tế, nhiều cửa hàng dropshipping thành công dưới dạng kinh doanh tại nhà. Chỉ với một chiếc máy tính cùng khoản vốn xoay vòng để hoạt động. Khi việc kinh doanh của bạn phát triển, những chi phí này có thể tăng lên nhưng sẽ vẫn thấp hơn nhiều so với việc kinh doanh truyền thống.

4. Địa điểm làm việc linh hoạt
Kinh doanh Dropshipping có thể làm việc tại bất cứ đâu, miễn là có kết nối internet và bạn có thể giao tiếp với các nhà cung cấp và khách hàng, như vậy đã có thể điều hành và quản lý công việc kinh doanh của mình rồi.

5. Có nhiều lựa chọn nhiều loại sản phẩm để bán
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm có lợi nhuận cao để bán, miễn là nó có tiềm năng, đặc biệt là các sản phẩm thịnh hành, sản phẩm theo xu thế.

6. Dễ mở rộng quy mô kinh doanh
Việc tăng trưởng doanh số bán hàng và mở rộng kinh doanh luôn dẫn theo việc số lượng công việc phải tăng lên rất nhiều lần. Tuy nhiên, với dropshipping, công việc xử lý và đóng gói hàng hóa toàn bộ là của đối tác, chính vì thế dù có mở rộng thế nào thì công việc của bạn cũng sẽ không quá lo lắng bị quá tải.

Với những lợi ích phía trên thì dropshipping chính mà mô hình kinh doanh hấp dẫn với những người đang muốn bắt đầu kinh doanh. Nhưng thật đáng tiếc là drop ship không chỉ có những thứ đó, nó cũng đi kèm với những hạn chế nhất định.

Các mặt hạn chế của Dropshipping


Mô hình kinh doanh này cũng có nhiều nhược điểm
Lợi nhuận thấp
Mô hình Dropship khá dễ bắt đầu, chính vì vậy mà môi trường kinh doanh theo mô hình này có độ cạnh tranh cực kì cao, giá cả lại là một trong những vũ khí sử dụng để cạnh tranh nên đương nhiên nhiều cửa hàng sẽ bán các mặt hàng giá rẻ hơn để cạnh tranh từng chút doanh thu.

Và đương nhiên vì vậy mà lợi nhuận thu về từ loại hình kinh doanh bán lẻ này sẽ ngày càng thấp đi.

Gặp khó khăn trong việc theo dõi hàng hóa
Nếu bạn có kho hàng, bạn sẽ dễ dàng quản lý hơn trong việc xuất nhập kho. Tuy nhiên khi bạn đặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau, sẽ rất khó trong việc theo dõi vị trí hàng hóa của mình.

Vấn đề về ship
Nếu khách hàng đặt 3 sản phẩm của 3 nhà cung cấp khác nhau, bạn có thể phải chịu phí ship cho từng sản phẩm. Và đương nhiên không có nhiều khách hàng sẵn sàng mất phí ship tới 3 lần, việc cộng tiền ship vào giá đơn hàng cũng kém khả thi bởi khi đó giá hàng sẽ cao lên rất nhiều.

Các lỗi từ nhà cung cấp
Hàng hóa chuyển cho khách bị lỗi do nhà cung cấp nhưng bạn lại là người phải chịu trách nhiệm?

Nhiều nhà cung cấp hàng hóa kém chất lượng, đôi khi là làm mất hàng, hỏng hàng hay thậm chí đóng gói sản phẩm cũng kém luôn. Điều này sẽ gây tổn hại khá nhiều cho công việc kinh doanh của bạn đó.

Có nên kinh doanh theo mô hình Dropshipping không?
Như tôi đã chia sẻ từ đầu, drop ship không phải là mô hình kinh doanh tốt nhất trong lĩnh vực kinh doanh hàng bán lẻ. Nó có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế mà nếu bạn không đủ khả năng giải quyết, nó sẽ trở thành những vấn đề lớn.

Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn được xây dựng một cách kỹ lưỡng và cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể giải quyết hết những hạn chế của mô hình kinh doanh này và tạo nên một đơn vị kinh doanh drop shipping thành công đó. Chúc may mắn.